Đại hội cổ đông quy tụ đông đảo các cổ đông quen thuộc — gồm khách hàng, nhà đầu tư, nhà phân phối — những người đã đồng hành cùng công ty từ những ngày đầu khai phá thị trường Việt Nam, đến khi trở thành doanh nghiệp tiên phong sản xuất dây thừng, ngư lưới cụ và hậu cần nghề cá niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tất cả cùng chung tay đưa Siam Brothers Việt Nam vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường quốc tế.
Ông Veerapong Sawatyanon – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam
Ông Veerapong Sawatyanon – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam – đã nhấn mạnh rằng năm 2024 là một năm đầy biến động và thử thách, cả từ bối cảnh kinh tế toàn cầu lẫn những khó khăn đặc thù của ngành sản xuất dây thừng. Trước bối cảnh đó, công ty đã chủ động triển khai những giải pháp linh hoạt, ứng phó nhanh nhạy với thị trường, đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh ổn định.
Bước sang năm 2025, dù kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, công ty đã đề ra mục tiêu và định hướng rõ ràng: khẳng định vị thế là nhà sản xuất dây, lưới chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển các sản phẩm dây, sợi thông minh, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; cung cấp dịch vụ hậu cần chuyên nghiệp cho ngành thủy sản; đẩy mạnh phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội; và xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, sáng tạo.
Bà Ngô Tử Đông Khanh – Tổng Giám đốc (CEO)
Bà Ngô Tử Đông Khanh – Tổng Giám đốc (CEO) – chia sẻ thêm, năm 2024, kinh tế thế giới và Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều thách thức lớn: địa chính trị bất ổn, biến đổi khí hậu, lạm phát, chi phí vốn tăng cao, gián đoạn logistics và chuỗi cung ứng. Điều này tạo áp lực không nhỏ lên chi phí sản xuất và vận hành doanh nghiệp, trong đó có ngành ngư lưới cụ mà Siam Brothers Việt Nam đang dẫn đầu.
Để ứng phó, công ty đã tập trung đầu tư vào thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí vận hành và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Công ty đã ghi dấu ấn tại nhiều khu vực nội địa như Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Cao Nguyên, cũng như các thị trường quốc tế như Myanmar, Mỹ, Thái Lan, Indonesia và Costa Rica.
Trong giai đoạn tới, Siam Brothers Việt Nam xác định chuyển đổi là ưu tiên chiến lược, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tối ưu hóa sản xuất, cải tiến sản phẩm, phát triển bền vững và mở rộng thị trường, qua đó khẳng định vị thế thương hiệu Việt trên trường quốc tế, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.
Với thông điệp “Chuyển Đổi Bức Phá - Vươn Xa Bền Vững” trong năm 2024 là bước ngoặt cho bước tiến đổi mới. Công ty dần dần chuyển đổi mô hình kinh doanh sang CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
Năm 2024, công ty tập trung vào các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp, với sản phẩm phủ khắp các tỉnh ven biển. Dây thừng tiếp tục là sản phẩm chủ lực, bên cạnh đó công ty đẩy mạnh dây thủy sản và phát triển thêm các mặt hàng như phao HDPE, phao chắn rác. Xuất khẩu tập trung vào Myanmar, Anh và các thị trường tiềm năng khác như Thái Lan, Mỹ, Indonesia, Maroc, trải dài khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.
Công ty đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái bền vững, tối ưu chuỗi cung ứng và nâng cao trách nhiệm xã hội, cung cấp sản phẩm dây lưới chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trung hạn, công ty hoàn thiện phân phối nội địa, mở rộng xuất khẩu, nâng chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Về bền vững, công ty tối ưu sản xuất xanh, tái chế phế liệu, thu gom rác nhựa từ thị trường tiêu thụ, hợp tác cùng 10 đối tác trong dự án tái chế lưới đánh cá. Ngoài ra, công ty phối hợp VTV6 truyền thông bảo vệ biển đảo và đầu tư điện mặt trời, hướng tới mục tiêu Net Zero 2050.
Năm 2023, Siam Brothers Việt Nam tập trung vào các ngành truyền thống với các mảng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, trước biến động thị trường, công ty nhận thấy cần đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng hoạt động.
Bước sang 2024, công ty điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phân khúc tiềm năng, giảm phụ thuộc vào một ngành, tối ưu nguồn lực và mở ra cơ hội mới. Việc mở rộng sang chuỗi cung ứng mới giúp công ty phát triển bền vững và thích ứng linh hoạt với thị trường.
Năm 2024, ngành ngư nghiệp gặp khó khăn do giá xăng dầu cao và cảnh báo “thẻ vàng” từ EC, buộc giảm khai thác và khiến nhiều tàu chưa hoạt động trở lại. Điều này làm giảm nhu cầu thiết bị, nhưng Siam Brothers vẫn giữ vững thị phần dây thừng nội địa.
Để ứng phó, công ty mở rộng sang thị trường quốc tế, nâng tỷ trọng xuất khẩu lên 38% năm 2024 (so với 2% năm 2023), giảm rủi ro trong nước và tạo đà tăng trưởng dài hạn, dù vẫn đối mặt thách thức về xây dựng hệ thống phân phối và thích ứng thị trường mới.
Trong năm 2024, Siam Brothers Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng và an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc hoàn tất các đợt đánh giá và tái chứng nhận quan trọng. Cụ thể, công ty đã hoàn tất đánh giá tái chứng nhận ISO 9001:2015 và CTPAT với đơn vị Bureau Veritas, đồng thời thực hiện đánh giá giám sát ISO 14001:2015 với NQA Việt Nam. Ngoài ra, chứng nhận SMETA được thực hiện theo yêu cầu, góp phần khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội và đạo đức trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt, việc tiếp tục duy trì chứng chỉ Customs-Trade Partnership Against Terrorism (C-TPAT) đóng vai trò then chốt trong chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu, giúp tăng cường mức độ tin cậy và tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh, quản lý rủi ro trong thương mại quốc tế. Song song đó, công ty cũng đã được công nhận quy trình chế tạo (VR) bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam số 6, cho thấy năng lực chế tạo đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.
Hình ảnh Chuỗi Hội Thảo Bảo Vệ Môi Trường & Hệ Sinh Thái Biển
Trong năm 2024, Siam Brothers Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến bảo vệ môi trường thông qua việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng và tối ưu sử dụng nguyên vật liệu. Hệ thống đốt nóng bằng điện từ đã thay thế dần công nghệ gia nhiệt cũ, góp phần giảm tiêu thụ điện. Song song đó, công ty duy trì hoạt động Kaizen định kỳ nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu lãng phí. Về quản lý tài nguyên, công ty thực hiện thu gom, phân loại và xử lý 100% chất thải nguy hại đúng quy định; đồng thời ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước trong sản xuất để tiết kiệm và tái sử dụng hiệu quả. Hoạt động tái chế nhựa cũng được chú trọng, với quy trình thu hồi sản phẩm sau sử dụng và tái chế thành nguyên liệu cho các đơn hàng đặc biệt, đảm bảo vẫn tuân thủ yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. Các chương trình như phục hồi san hô, trồng cây hấp thụ CO₂ cũng được triển khai nhằm góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Chương trình “Kết yêu thương - Nối ước mơ” / Nguồn: Siam Brothers Việt Nam
Về mặt xã hội, công ty tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội. Siam Brothers Việt Nam đã duy trì và đạt được nhiều chứng chỉ quan trọng như ISO 9001, ISO 14001, SMETA và CTPAT – không chỉ thể hiện cam kết về chất lượng và an toàn, mà còn giúp nâng cao uy tín trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc đào tạo và phát triển đội ngũ đánh giá viên nội bộ cũng được chú trọng, với các chương trình đào tạo chuyên sâu cho gần 30 nhân sự nhằm tăng cường năng lực đánh giá và kiểm soát nội bộ. Các nhà máy trực thuộc công ty như Nhà máy số 4 và Nhà máy Siam Global cũng tích cực triển khai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo lộ trình rõ ràng. Nhờ đó, công ty không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp lý mà còn được đối tác ghi nhận về điều kiện lao động và thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng khi SIAM Brothers Việt Nam đầu tư mạnh vào nhà máy mới chuyên phục vụ xuất khẩu. Việc này không chỉ nâng cao công suất mà còn khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà máy được trang bị dây chuyền hiện đại gồm 125 máy dệt, 6 máy bó cuộn, 4 máy quấn dây lõi, 1 máy nén, 1 máy in 3D và 28 máy sang suốt, cùng hệ thống kiểm tra chất lượng khắt khe. Nhờ đó, sản phẩm đã có mặt tại nhiều chuỗi cung ứng lớn quốc tế.
Đầu tư dây chuyền hiện đại mang lại năng suất cao, chất lượng ổn định nhưng đi kèm nhiều chi phí:
Đầu tư ban đầu: Máy móc, hạ tầng sản xuất.
Vận hành: Điện năng, nguyên liệu, bảo trì.
Nhân công: Tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng.
Lưu kho & vận chuyển: Quản lý tồn kho, giao nhận hàng hóa.
Nghiên cứu phát triển: Cải tiến sản phẩm, công nghệ mới.
Pháp lý & chứng nhận: Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Rủi ro thị trường: Biến động nhu cầu, cạnh tranh.
CHỈ TIÊU | Thực hiện 2024 | Kế hoạch 2024 |
Doanh thu (tỷ đồng) | 422 | 650 |
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) | (17) | 65 |
SIAM Brothers Việt Nam áp dụng ERP để đồng bộ các phòng ban, tối ưu vận hành, giảm lãng phí và tăng khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó tạo nền tảng phát triển lâu dài.
Mục tiêu: Doanh thu tăng 10% /năm, sản lượng dây tăng 15%/năm, mở rộng thị phần ngành đóng tàu, xây dựng, nông nghiệp.
Chiến lược:
Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm xanh.
Đầu tư công nghệ, tự động hóa, mở rộng nhà xưởng.
Phát triển sản phẩm chuyên dụng, thân thiện môi trường.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu, cải tiến logistics.
Mở rộng thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu và bán hàng online.
Quản lý tài chính chặt chẽ, dự báo lợi nhuận.
Đào tạo nhân lực chuyên sâu.
Giám sát, điều chỉnh kế hoạch linh hoạt.
=> Định hướng bền vững: Bảo vệ môi trường, tăng trưởng gắn với bảo tồn tài nguyên
Khép lại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Siam Brothers Việt Nam xin trân trọng gửi đến Quý Cổ đông Thư cảm ơn chính thức – như một lời tri ân sâu sắc vì sự đồng hành quý báu trong suốt chặng đường vừa qua.
Chính sự tin tưởng và ủng hộ của Quý vị là nền tảng để SBVN tiếp tục kiên định theo đuổi chiến lược “Chuyển đổi bứt phá – Vươn xa bền vững” trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Nguồn: SIAM Brothers Việt Nam