Dây thừng là vật dụng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Dưới đây là một số lĩnh vực, ngành nghề sử dụng dây thừng:
Chi tiết từng lĩnh vực
Ngư nghiệp – hàng hải là lĩnh vực sử dụng nhiều dây thừng nhất, từ dây neo buộc tàu, dây căng buồm, dây giềng lưới đánh bắt,…tất cả đều sử dụng dây thừng. Đặc điểm của nhóm ngành này là sử dụng dây thừng với số tao lớn và đường lớn với lực đứt cực lớn để nhằm đảm bảo sử dụng chắc chắn cho các công việc đòi hỏi sức nặng như neo tàu, kéo lưới. Ngoài ra, do môi trường biển mặn và thời tiết khắc nghiệt, dây thừng sử dụng trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi độ cứng cáp và chịu được bào mòn nhất định để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Hình 1: Hình minh họa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực ngư nghiệp hàng hải
Nông nghiệp truyền thống ngày trước ít sử dụng dây thừng, nhưng hiện nay, hầu hết các loại hình nông nghiệp đều sử dụng dây thừng để tăng hiệu quả sản xuất như dây cột kiện rơm cho nông nghiệp trồng lúa, dây làm giàn leo cho nông nghiệp cây trồng thân leo, dây cột chống đổ ngã cho chuối hoặc các loại cây lâu năm như sầu riêng, chôm chôm, cao su,...dây làm nhà kính trong hệ thống nhà kính hoặc aquaponics hay thuỷ canh,…Có thể nói, trong lĩnh vực nông nghiệp, dây thừng được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Đặc điểm của dây thừng trong lĩnh vực nông nghiệp là sợi phải nhỏ, bền, chắc, đảm bảo đạt các tiêu chí về chất liệu, độ bền và khả năng chịu tải, khả năng chịu mài mòn và kháng hoá chất, độ dẻo dai và co giãn, độ bền đối với thời tiết và cuối cùng là giá cả hợp lý để đảm bảo canh tác mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp.
Hình 2: Hình minh họa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
Từ xa xưa đến nay, lĩnh vực xây dựng luôn ứng dụng dây thừng rất nhiều vào trong công việc, từ giả thuyết kim tự tháp Ai Cập được kéo từng viên đá lên cho đến các toà nhà chọc trời ngày nay. Dây thừng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu để vận chuyển các vật liệu xây dựng, kết hợp hệ thống ròng rọc để tạo máy cơ đơn giản có lợi về lực. Ngoài ra, dây thừng còn có thể làm dây an toàn bảo hộ người lao động trong quá trình xây dựng. Đặc điểm của dây thừng trong lĩnh vực xây dựng là dây phải thật sự chắc chắn và độ thô, độ cứng cao. Ngoài ra, dây thừng trong lĩnh vực xây dựng thường đi kèm với ròng rọc hoặc các móc treo nên đòi hỏi dây thừng phải có khả năng chịu ma sát tốt, hạn chế khả năng bị tưa, bị xơ, bị cóc...Lưu ý khi sử dụng dây thừng trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên kiểm tra an toàn dây để đảm bảo an toàn lao động.
Hình 3: Hình minh họa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng
Dây thừng sử dụng trong lĩnh vực khai thác địa chất cũng tương tự với lĩnh vực xây dựng, chủ yếu dây thừng được dùng để vận chuyển các tài nguyên dưới địa chất, thiết bị nâng hạ, khai thác, móc dây làm dây bảo hộ an toàn lao động ngành mỏ địa chất. Đặc điểm cúa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực khai thác địa chất đòi hỏi khả năng chịu lực cao, chịu được mài mòn tốt, khả năng chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết. Ngoài ra, vì môi trường địa chất là môi trường đặc biệt, một số môi trường có nhiệt độ cao, dây thừng cần đảm bảo chịu được nhiệt độ tốt.
Hình 4: Hình minh họa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực địa chất
Đa dụng có lẽ là nhóm lĩnh vực sử dụng dây thừng đa dạng nhất và bắt gặp nhiều nhất trong cuộc sống.
Hình 5: Hình minh họa dây thừng sử dụng trong lĩnh vực trang trí
Tổng hợp, trên đây là một số lĩnh vực trong cuộc sống ứng dụng dây thừng. Ngoài ra, còn rất nhiều lĩnh vực khác nhu cầu sử dụng dây thừng cũng rất cao. Có thể nói, dây thừng ngày càng trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dây thừng có thể tham khảo tại đây.