Hướng dẫn chằng buộc cây trồng chống mưa to gió lớn

  • 06/11/2023

Canh tác trồng trọt nông nghiệp khó tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết xấu. Việc chằng buộc cây trồng chống mưa to gió lớn, thời tiết khắc nghiệt là cần thiết để bảo vệ cây trồng, mùa màng. Dưới đây là hướng dẫn chằng buộc một số loại cây trồng chống thời tiết khắt nghiệt

Canh tác trồng trọt nông nghiệp khó tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết xấu. Việc chằng buộc cây trồng chống mưa to gió lớn, thời tiết khắc nghiệt là cần thiết để bảo vệ cây trồng, mùa màng. Dưới đây là hướng dẫn chằng buộc một số loại cây trồng chống thời tiết khắt nghiệt

1. Hướng dẫn chằng buộc chuối

2. Hướng dẫn chằng buộc sầu riêng

3. Hướng dẫn chằng buộc chôm chôm, cao su,…

Chi tiết từng hướng dẫn

Hướng dẫn chằng buộc chuối

Chuối là loại cây có thân cao, mềm được trồng nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị nông nghiệp cao. Tuy nhiên, chuối là loại cây trồng dễ đổ ngã khi bị tác động bởi các yếu tốt thời tiết khắc nghiệt như mưa to, gió lớn,…Để hạn chế tình trạng đổ ngã, nông dân cần tiến hành chằng buộc chống đổ ngã cho cây.

  • Bước 1 - Đóng cọc: Chọn các loại cây chắc chắn và gọt nhọn, sau đó cắm sâu vào lòng đất. Độ dài của cọc và độ sâu cắm vào lòng đất tùy thuộc vào mỗi loại đất tơi xốp khác nhau mà có chiều dài cọc và độ sâu khác nhau, đảm bảo cọc đủ chắc chắn để chịu được mưa to gió lớn, không bị bung ra.
  • Bước 2 – Chằng buộc cây chuối: Có thể chằng buộc 2 phần:
    • Chằng buộc thân cây chuối: Phần này dành cho các cây chuối thân nhỏ, gốc yếu, mọc không thẳng đứng, dễ đổ ngã. Đầu tiên, bạn dùng dây buộc chuối chuyên dụng quấn vào khoảng giữa thân cây chuối. Sau đó, bạn xem chuối ngã về phía nào, bạn kéo căng dây theo phía ngược lại để dựng cây chuối thẳng đứng lên, cuối cùng bạn bạn chặt đầu còn lại vào cọc. Lưu ý, bạn có thể chằng buộc nhiều cây chuối vào 1 cọc, không nhất thiết phải một cọc là 1 cây chuối, như vậy vừa tốn công vừa mất nhiều thời gian. Hãy chằng các cây có hướng ngã giống nhau vào cùng một cọc.
    • Chằng buộc buồng chuối: Phần này dành cho các cây chuối đã ra quả, sẽ bị nghiêng một bên và dễ dẫn đến đổ ngã. Đầu tiên, bạn dùng dây buộc chuối chuyên dụng quấn quanh phần ngọn cây chuối, đoạn gần đầu buồng chuối. Sau đó bạn kéo căng cây chuối dựng thẳng cây chuối lên, đối với cây chuối có buồng bạn không nên kéo thẳng đứng quá, chỉ cần kéo căng dây lên xíu là được. Cuối cùng là buộc đầu còn lại vào cọc. Bạn có thể buộc nhiều cây chuối cùng hướng ngã vào cùng một cọc để đỡ tốn công và thời gian đóng nhiều cọc.

Lưu ý quan trọng đối với việc chằng buộc cây chuối là bạn phải đảm bảo cọc bạn cắm đủ chắc chắn để trụ được một hay nhiều cây chuối. Lưu ý cuối cùng là sử dụng dây cột chuối chuyên dụng của các nhà sản xuất lớn đảm bảo về lực đứt và độ bền.

Hướng dẫn chằng buộc cây trồng chống mưa to gió lớn
Hình 1: Sản phẩm dây cột chuối chuyên dụng

Hướng dẫn chằng buộc sầu riêng

Sâu riêng là loại cây có tán lớn, nhiều cành, ra quả rất to, nhiều gai nhọn bao quanh và tỏa mùi mạnh. Sầu riêng là loại cây ăn trái được trồng rộng rãi ở Việt Nam có giá trị nông nghiệp cao. Sầu riêng là loại cây có gốc to, rất chắc chắn, nhiều cành lá lớn, tư thế vững chãi, tuy nhiên, khi cây sầu riêng ra quả, quả sầu riêng rất to và mọc thành chùm nên dễ gây ra gãy, đổ ngã cành, khiến nông dân canh tác trồng trọt cây sầu riêng thất thoát mùa màng. Vì vậy, việc chằng buộc sầu riêng là cần thiết để đảm bảo mang lại hiệu quả.

Vì thân cây sầu riêng rất chắc chắn nên bạn không cần đóng cọc để chằng buộc như cây chuối. Chỉ nên chằng buộc cây sầu riêng khi ra quả, vì quả to là yếu lớn nhất gây ra gãy cành, đổ ngã.

  • Bước 1: Bạn buộc chặt 1 đầu vào cành đoạn gần chỗ ra quả hoặc xa ra xíu. Lưu ý, để tránh dây buộc chặt quá để lại vết sẹo trên cành cây, bạn có thể dùng ống nhựa nhỏ bất kì lót vào phần dây buộc vào cành để dây không ăn vào thân cây khi cành to ra.
  • Bước 2: Kéo căng dây ra và buộc phần đầu còn lại của dây vào phần thân của cây sầu riêng. Hãy buộc vào những đoạn thân cao cách nhánh cần buộc khoảng 0.5 – 1m có mọc nhánh để dây được cố định tốt hơn, không bị trơn tuột. Lưu ý là đối với phần thân, bạn cũng nên dùng ống nhựa lót vào phần dây để tránh dây buộc chặt vào thân để lại sẹo.

Hướng dẫn chằng buộc cây trồng chống mưa to gió lớn

Hình 2: Sản phẩm dây cột chống đổ ngã

Hướng dẫn chằng buộc chôm chôm, cao su,…

Chôm chôm là loại cây ăn quả nhiệt đới có nhiều cành, tán rộng được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cao su không phải là loại cây ăn trái, tuy nhiên cao su là loại cây công nghiệp lâu năm và mang lại nhiều giá trị cho Việt Nam và cũng cần chống đổ ngã nên chúng tôi đã cho cây cao su vào bài viết. Ngoài ra, còn rất nhiều loại cây ăn trái khác cũng cần chằng buộc chống đổ ngã, về cơ bản thì cách thức thực hiện cũng tương tự. Bạn hãy xem bài viết này là mẫu cho các loại cây trồng khác. Cách thực hiện chằng buộc tùy thuộc vào cây trồng và thổ địa từng vùng mà sẽ có những cách khác nhau. Nguyên tắc chung vẫn là đảm bảo chằng buộc đủ chắc chắn, và dây chằng buộc đủ chất lượng. Dưới đây là hướng dẫn chằng buộc chôm chôm, cao su:

Hướng dẫn chằng buộc chôm chôm: Cách chằng buộc chôm chôm cũng tương tự như với cây sầu riêng, vì thân 2 loại cây này khá giống nhau, đều có gốc to chắn chắn, tán lớn nhiều cành và quả mọc theo chùm. Sầu riêng có quả rất to nhưng cành cũng to, chôm chôm tuy quả nhỏ hơn nhưng cành cũng nhỏ theo, nên khả năng gãy cành, đổ ngã cây của 2 loại là tương tự nhau. Đầu tiên, bạn buộc dây thừng vào đoạn cành cây chôm chôm đang ra quả, sau đó bạn kéo căng ra và buộc đầu còn lại của dây thừng vào thân cây chôm chôm. Phần thân bạn nên chọn những đoạn cao cách cành cần buộc khoảng 0.5-1m và buộc vào những đoạn có mọc nhánh để dây không bị trơn tuột.

Hướng dẫn chằng buộc cao su: Cao su là loại cây thân mọc cao thẳng đứng, ít nhánh hay cành nên cách chằng buộc không giống với cây chuối thân mềm hay cây sầu riêng tán rộng nhiều cành. Bạn có thể chằng buộc chéo lẫn nhau giữa các cây cao su. Bắt đầu bằng cách bạn buộc một đầu dây thừng vào khoảng giữa thân cây cao su cần chằng buộc. Đầu còn lại bạn có thể tận dụng gốc cây cao su của hàng khác làm cọc, vì gốc cây cao su khá chắc chắn mà không cần đóng cọc. Bạn cứ thế chằng buộc chéo lẫn nhau giữa các hàng cây cao su, giữa thân cây này nối với gốc cây kia.

Trên đây là bài tổng hợp cách chằng buộc một số loại cây trồng chống mưa to gió lớn bạn tham khảo qua. Bạn có thể mua dây thừng chuyên dụng cho việc chằng buộc chuối, dây thừng chằng buộc cây sầu riêng, dây thừng chằng buộc cây chôm chôm, cao su,…Liên hệ ngay với Siam Brothers Việt Nam để được tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu về khả năng kéo căng, độ bền, cũng như hướng dẫn sử dụng chi tiết thông qua các kênh liên lạc sau:

o    CHPlay: https://bit.ly/SBVNID-Android

o    Appstore: https://bit.ly/SBVNID-iOS