Kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển là phương pháp nuôi cá sử dụng các lồng bè nổi trên mặt biển. Đây là một hình thức nuôi cá phổ biến trong ngành thủy sản. Các bước chính trong kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển bao gồm:
2. Thiết kế và xây dựng lồng nuôi
5. Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi
Chi tiết các bước trong kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển
Trong nuôi lồng bè trên biển, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như trong các thủy vực, ao đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì thế chọn lựa vị trí thích hợp sẽ là một yêu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nghề nuôi. Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi tuân thủ theo các điều kiện sau:
- Chọn vị trí xa bờ tối thiểu 200m
- Bè nuôi cần đặt ở vùng vịnh, eo biển hay mặt sau của đảo, nơi kín gió.
- Cần tránh đặt lồng nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng dễ dẫn đến tình trạng cá yếu dần và không nuôi được do thiếu oxy, thức ăn thừa cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
- Tránh xa những nơi ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất độc hại, nước thải sinh hoạt và khu vực bến cảng nơi có nhiều tàu thuyền neo đậu, vừng cửa sông nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa.
- Độ sâu từ đáy lồng cách mặt đáy biển ít nhất 5 - 6m khi thủy triều xuống thấp nhất.
- Tốc độ dòng chảy thích hợp từ 0,2 - 0,6m/giây.
- Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4 - 6mg/lít, nhiệt độ 25 - 30°C, pH từ 7,5 - 8,5
- Độ mặn từ 15 - 35% tùy theo đối tượng nuôi, đối với các đối tượng hẹp muối thời gian độ muối xuống thấp dưới 20% không kéo dài quá 10 ngày/ tháng.
- Biên độ dao động của thủy triều không lớn (<3m), Độ trong 1 – 4m. - Chất đáy là cát sỏi hay cát pha bùn.
- Giao thông vận chuyển cá giống, thức ăn, sản phẩm và các nguyên nhiên, vật liệu khác thuận tiện.
Hình 1: Vị trí đặt lồng bè nuôi cá
Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến là: lồng gỗ có thể tích từ 27 - 75m, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió, và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn hoặc vuông (thể tích từ 300 m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở.
Chi tiết về thiết kế và xây dựng lồng nuôi, có thể tham khảo tại bài viết này (nhấn vào đây).
a) Lồng gỗ truyền thống
Lồng gỗ có thể thiết kế dàn có kích cỡ 10m x 10m x 3m hoặc 8m x 8m x 3m được thiết kế thành các ô lồng riêng biệt, như vậy mỗi ô lồng nuôi sẽ có kích cỡ 5m x 5m x 3m hoặc 4m x 4m x 3m. Như thế sẽ thuận lợi cho việc phân cỡ giống lúc thả, có thể dành một lồng trống để xử lý cá bệnh hay diệt rong tảo bẩn đóng trên lồng.
Khung bè phải được làm bằng các loại gỗ bền chắc, chịu được mưa nắng, chịu được độ mặn và hàu, hà bám không đục phá được. Chọn vật liệu tốt để làm lồng nhằm tránh bị hư hỏng do thời gian nuôi khá dài.
Để giữ bè nổi, dùng phao bằng thùng nhựa hay thùng phuy được sơn kỹ và bố trí đều để nâng khung gỗ. Số lượng neo thường 4 cái và dây neo lớn (Ø =24) với chiều dài khoảng 30 - 50m để giữ bè cố định.
Hình 2: Lồng bè truyền thống
b) Lồng nuôi hiện đại
Lồng vuông có khung bằng ống nhựa HDPE phù hợp với quy mô nông hộ. Được thiết kế bởi nhiều ô lồng hình vuông thể tích nhỏ liên kết lại với nhau. Hệ thống gồm 4 - 6 ô lồng hình vuông kích thước mỗi ô 5 x 5m liên kết với nhau tạo thành hệ thống có sàn, lan can đi lại.
Lồng tròn có khung bằng ống nhựa HDPE cũng được sử dụng phổ biến, nhất là những nơi sóng gió lớn. Lỗng tròn có đường kính có thể 12m, sâu 6m; đường kính 16m, sâu 8m; hay đường kính 20m, sâu 8m.
Hình 3: Lồng bè ống HDPE hiện đại
c) Lưới lồng nuôi
Lưới lồng tốt nhất nên là Polyethylen không gút, hay cũng có thể thay thế bằng Polyamide. Kích thước mắt lưới thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi và tránh thức ăn nổi bị trôi khỏi lồng.
Lưới được may thành túi hình vuông, tròn, lục giác tùy theo kích thước khung lồng. Kích thước túi lưới có thể tích từ 27m (lồng gỗ vuông truyền thống) đến 1.200m, 1.800m,... (đối với lồng tròn, chất liệu khung lồng bằng HDPE), với chiều sâu dao động từ 3 đến 8m, tính từ mép trên của lồng.
Cỡ cá nuôi (cm) | Mắt lưới 2a (cm) |
---|---|
5 - 10 | 1,0 |
10 - 15 | 1,5 |
15 - 20 | 2,0 |
20 - 30 | 2,5 - 3,0 |
30 - 50 | 3,0 - 5,0 |
Trên 50 | 6,0 |
Lựa chọn giống cá phù hợp với điều kiện nước biển và thị trường tiêu thụ. Cần quan tâm đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và khả năng chịu đựng của giống cá. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn giống cá cho kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển:
a) Quản lý lồng nuôi
Quản lý lồng nuôi nhằm mục đích đảm bảo môi trường lồng nuôi luôn sạch sẽ, tránh bị thất thoát cá và tài sản trên bè. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tài sản của người nuôi.
Định kỳ kiểm tra khung bè, hệ thống phao, neo và dây neo để đảm bảo độ chắc chắn của hệ thống bè nuôi.
Kiểm tra định kỳ hàng tuần để phát hiện kịp thời những lỗ thủng do bão gió, sinh vật bám, cắn, hay do lão hóa lưới lồng. Đồng thời, xử lý và ngăn chặn kịp thời cá thất thoát.
Hàng ngày vệ sinh lồng lưới, loại bỏ thức ăn dư thừa, rác, túi nilong,.. bám vào lồng lưới.
Sau 4 - 5 tuần, khi thấy lồng lưới bị bám bẩn bởi hầu, hà, rong, tảo,... cần tiến hành thay lồng lưới.
b) Quản lý thức ăn
Thức ăn chiếm 40 - 60% chi phí sản xuất trong nuôi cá lồng trên biển. Cho ăn tốt giúp cá sinh trưởng, phát triển tối đa, nâng cao sức khỏe của cá và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Từ đó, nâng cao tỉ lệ sống, năng suất và sản lượng cá nuôi.
Hàng ngày cho ăn ngày 02 lần vào sáng sớm (6 - 8 giờ) và chiều mát (16 – 18 giờ).
Hoạt động bắt mồi của cá phụ thuộc vào sức khỏe của cá, thời tiết, mội trường, thức ăn. Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 giờ cho cá ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa, cần vớt bỏ để tránh gây nhiễm bẩn môi trường nuôi.
Cho cá ăn trên cơ sở lượng thức ăn đã tính toán và dựa vào lượng thức ăn có dư thừa sau 01 giờ cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường cá ăn hết thức ăn, thì điều chỉnh lượng thức ăn tăng 5% và cá không ăn hết thì giảm lượng cho ăn 5% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Chú ý khi cá bị bệnh, thời tiết quá nóng, lạnh thì giảm lượng thức ăn từ 10-30%.
Định kì hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cá. Chỉ tiêu cần quan tâm là đo khối lượng trung bình cá để đánh giá tốc độ tăng trưởng và là căn cứ để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá. Khối lượng cá đo lần sau phải lớn hơn lần trước đo.
Trường hợp lần đo sau không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm, cần phải xem lại chất lượng thức ăn, kích cỡ mồi và lượng thức ăn cho ăn hàng ngày để điều chỉnh.
Hình 4: Vệ sinh, quản lý lồng nuôi - thức ăn
a) Phòng bệnh cho cá từ bố mẹ
Để đảm bảo giống khỏe, sạch bệnh, một vấn đề cần quan tâm là bệnh có thể truyền từ bố mẹ sang cá con (lây truyền bệnh theo chiều dọc). Để phòng bệnh cho cá nuôi từ bố mẹ, cần tuyển chọn đàn cá giống từ cá bố mẹ sạch bệnh. Các bệnh nguy hiểm truyền từ bố mẹ sang cá giống như bệnh do virut.
Cần chọn những nơi cung cấp giống có uy tín và kiểm tra bệnh trước khi lấy giống.
b) Phòng bệnh cho cá từ môi trường nuôi
Chọn vùng nuôi với các chỉ tiêu phù hợp với đối tượng nuôi.
Vùng nuôi không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải.
Trong quá trình nuôi, phải luôn vệ sinh dụng cụ, giữ cho lồng lưới thông thoáng, sạch sẽ.
c) Tăng sức đề kháng cho cá
Chọn giống cá khỏe, có sức đề kháng tốt.
Chỉ được phép sử dụng thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt và thức ăn tươi, không cho cá ăn thức ăn đã bị ẩm mốc, cá tạp ươn thổi. Trong quá trình nuôi, có thể cho cá ăn bổ sung vitamine C với liều lượng là 2 – 3 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 ngày và cho ăn định kỳ hàng tháng 1 lần để tăng sức đề kháng
cho cá nuôi.
d) Vệ sinh bè nuôi
Vệ sinh bè nuôi, lưới lồng, dụng cụ sử dụng.
Khi phát hiện thấy cá có bệnh, cần nhốt cách ly, xác định rõ bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Tất cả các cá chết đều phải vớt lên và xử lý diệt trùng, không vứt ra biển tạo điều kiện cho bệnh lan truyền.
Bước theo dõi và đánh giá trong kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển đóng vai trò quan trọng để kiểm soát và cải thiện hiệu suất sản xuất. Thực hiện theo dõi và đánh giá thường xuyên về tình trạng cá, môi trường và hiệu suất sản xuất. Dựa trên kết quả này, điều chỉnh và cải thiện quy trình nuôi cá lồng bè. Dưới đây là các bước theo dõi và đánh giá kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển:
Tổng hợp lại, có 6 bước nuôi cá lồng bè trên biển:
1. Chọn vị trí đặt lồng
2. Thiết kế và xây dựng lồng nuôi
3. Chọn giống cá
4. Chăm sóc và quản lý
5. Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi
6. Theo dõi và đánh giá