Dây thừng là sản phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống và trong nhiều lĩnh vực như: Ngư nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, trang trí,… Dây thừng là một nhóm các sợi hoặc lớp dài và mảnh được xoắn hoặc bện lại để tạo thành một sợi lớn hơn và chắc hơn. Loại dây thừng khác nhau có thể được làm từ các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như cotton, nylon, polyester, dây cáp thép, dây pp, dây pe và các sợi tổng hợp khác. Dây thừng được hình thành từ việc xoắn, bện, tết các sợi vật liệu vào với nhau. Đường kính của dây được xác định bởi đường kính của sợi, số sợi trên mỗi sợi soắn và số sợi – dải bện trong dây thành phẩm.
Mục lục quy trình sản xuất dây thừng:
Chi tiết quy trình sản xuất dây thừng:
Nguyên liệu chính để sản xuất dây thừng có thể là sợi tự nhiên như: sợi bông, sợi tơ,…hoặc sợi tổng hợp như: nhựa popypropylene, nhựa polyester, polyethylene,…Tùy vào loại sản phẩm dây thừng muốn sản xuất mà lựa chọn loại nguyên liệu. Sợi bông, sợi tơ thường dùng để sản xuất chỉ, xe chỉ và sợi, sau đó dệt thành vải, nhựa polypropylene, polyester hay polyethylene thường dùng để kéo sợi và sản xuất dây thừng có đường kính lớn và cuộn dây dài phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản, xây dựng, lồng bè nuôi thủy sản, chằng buộc đồ đạc,… Lưu ý làm sạch nguyên liệu, loại bỏ tạp chất để có nguyên liệu sản xuất dây thừng tốt nhất.
Hình 1: Hạt nhựa PP, PE
Sau khi chọn nguyên liệu, nung chảy các hạt nhựa polypropylene (nhiệt độ nóng chảy ~165°C, polyethylene (nhiệt độ nóng chảy ~ 120°C)…Mỗi dây chuyền sản xuất khác nhau mà có những cách nung chảy khác nhau, chẳng hạn như: Nung chảy bằng luồng khí nóng, nung chảy bằng nhiệt,…
Sau khi đã nung chảy hạt nhựa, đưa qua máy kéo sợi, kéo hạt nhựa ra thành các sợi dài và thẳng bằng các lưới răng cưa được đặt thành hàng gần nhau.
Hình 2: Hình minh họa máy kéo sợi
Sau khi đã kéo thành sợi và đi qua các lưới răng cưa thì các sợi được đi qua các máy làm mát để làm mát sợi vừa từ hạt nhựa nung chảy ra. Qua giai đoạn làm mát là chạy qua các con lăn để nén lại trước khi xoắn thành sợi có xoắn. Có nhiều kiểu xoắn, có thể xoắn phải, xoắn trái tùy vào cấu hình đặt máy chạy. Sợi xoắn thành phẩm được quấn trên các cuộn chỉ gọi là robbin. Tại thời điểm này nhà sản xuất cũng có thể tiến hành nhuộm màu để tạo ra một sợi hoặc toàn bộ sợi có màu đặc biệt.
Hình 3: Hình minh họa các Robbin xoắn dây thừng
Các cuộn sợi sau khi thu về được đặt trên 1 khung. Các đầu sợi sẽ được kéo qua một lỗ trên tấm cố định và được đưa vào ống nén. Khi qua ống nén ống xoắn lại theo hướng soắn S, ngược lại với chiều xoắn sợi để tạo ra một sợi chặt hơn.
Các sợi chặt này được chuyển sang robbin sợi hoặc đưa trực tiếp vào máy đóng dây. Máy đóng giữ các sợi dây chắc chắn với một cái kẹp. Tiếp theo sợi được đưa vào khuôn xoay để xoắn sợi theo hướng Z khóa chúng lại với nhau. Quá trình này gọi là đóng dây.
Sợi dây được hình thành được quấn vào một cuộn lõi. Khi hết sợi cuộn dây thành phẩm được tháo ra khỏi cuộn và buộc lại bằng sợi dây nhỏ hơn hoặc bằng dây đai. Các đầu dây đây được dán lại hoặc được nóng chảy lại.
Hình 4: Hình minh họa máy xoắn sợi thành dây 8 tao
Mức độ kiểm soát chất lượng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của dây.
Dây thừng dành cho mục đích sử dụng chung thường được bán theo đường kính, chiều dài, độ bền và khả năng chịu lực (Lực kéo đứt). Đặc điểm kỹ thuật nguyên liệu cơ bản và kiểm tra trực quan là các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với loại dây này.
Các dây dành cho các ứng dụng có rủi ro cao như cứu hộ, leo núi … sẽ được kiểm tra một cách chặt chẽ hơn. Những sợi dây này có tuổi thọ hữu hạn và có những mã hóa để chỉ ngày sản xuất.
Kết luận, dây thừng là sản phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống và quy trình sản xuất dây thừng phức tạp, phải qua nhiều dây chuyền và giai đoạn, cùng với đó là đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về đảm chất lượng. Siam Brothers Việt Nam là nhà sản xuất dây thừng, dây con gà, dây bô Thái, dây buộc tàu Thái Lan, dây bô con gà, dây thừng Thái,...ngư lưới cụ, hậu cần nghề cá gần 30 năm tại Việt Nam, có thể tham khảo sản phẩm tại đây.