Hoạt động doanh nghiệp

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

  • 02/10/2023

Cùng tìm hiểu top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất theo bài viết dưới đây

Dây thừng là sản phẩm ngày càng thông dụng trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, vật liệu làm dây thừng cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng, nhằm tạo ra sản phẩm dây thừng chất lượng và phù hợp với đa dạng nhu cầu, mục đích con người. Cùng tìm hiểu top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất theo bài viết dưới đây:

Hạt nhựa PP (polypropylene)

Hạt nhựa PE (polyethylene)

Hạt nhựa PET (polyester)

Nhựa Nylon

Cáp thép

Chi tiết từng loại nguyên vật liệu

1. Hạt nhựa PP (polypropylene)

Hạt nhựa nguyên sinh PP (polypropylene) là một loại polymer. Hạt nhựa PP là nguyên vật liệu dùng làm dây thừng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Hơn cả thế, hạt nhựa PP còn là nguyên vật liệu thông dụng cho nhiều lĩnh vực như:

  • Gia dụng hàng ngày như: gáo múc nước, lược chải đầu, xô chậu, thùng rác nhựa, móc quần áo,…
  • Công nghiệp: pallet nhựa, bao bì,…

Đặc điểm tính chất của hạt nhựa PP:

  • Tỷ trọng tương đối nhẹ, dẻo và độ bề cao.
  • Lão hóa nhanh nếu để ngoài trời trong thời gian dài.
  • Dòn, dễ bị phá vỡ thành các mảnh ở nhiệt độ thấp.
  • Cách điện tốt.
  • Nhiệt độ nóng chảy hạt nhựa nguyên sinh PP: 165-200°C.
  • Khối lượng riêng hạt nhựa nguyên sinh PP: 0,92g/cm³.
  • Nhiệt độ phá hủy nhựa PP: 280°C.
  • Nhiệt độ khuôn thích hợp khi ép nhựa PP: 55-65°C.
  • Độ co rút hạt nhựa nguyên sinh PP: 1.0〜2.5%.
  • Độ bền với lực 30 – 40 N/mm2.
  • Độ giãn về chiều dài là 250 – 700 %.
  • Chống va đập 3.28 – 5.9 kJ/m2.
  • Không màu, không mùi, không vị, không gây độc hại và khi cháy sáng có ngọn lửa màu xanh nhạt, có mùi cháy gần giống mùi cao su.

Sản phẩm từ hạt nhựa nguyên sinh PP thường có khối lượng nhẹ, độ bền cao. Sản phẩm có tính chống thấm O2, dầu mỡ và hơi nước. Tựu chung lại, hạt nhựa PP là nguyên vật liệu tuyệt vời cho việc sản xuất dây thừng ngư nghiệp, dây thừng đánh bắt, dây thừng hàng hải, dây thừng nông nghiệp, dây thừng nuôi trồng thủy sản,...Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm dây thừng làm từ hạt nhựa PP là bảo quản tốt khi không sử dụng để đảm bảo thời gian sử dụng được lâu hơn, hạn chế để xuyên suốt ngoài trời nắng, như vậy sẽ làm giảm chất lượng của dây.

Trong việc sản xuất dây thừng thì hạt nhựa pp dùng để sản xuất dây thừng ngư nghiệp đánh bắt, dây đánh bắt xa bờ, dây đánh bắt gần bờ, lưới cào, lưới rê, lưới vây, dây hàng hải neo buộc tàu, dây nông nghiệp chằng buộc cây cối,…

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

Hình 1: Hình ảnh hạt nhựa PP

2. Hạt nhựa PE (polyethylene)

Hạt nhựa nguyên sinh PE (polyethylene) là một loại polymer. Hạt nhựa PE là nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến thứ hai thị trường sau hạt nhựa PP. Lợi điểm của hạt nhựa PE là nguyên liệu an toàn nhất trong các loại nhựa nguyên sinh trên thị trường. Lý do hạt nhựa PE không phổ biển bằng hạt nhựa PP là vì đặc điểm tính chất hạt nhựa PE phù hợp sử dụng làm bao bì hơn, nên trong ngành bao bì nhựa, hạt nhựa PE là nguyên vật liệu dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, dây thừng làm từ hạt nhựa PE cũng rất phổ biến, vì nó phục vụ tốt nhiều nhu cầu khác của con người.

Đặc điểm tính chất hạt nhựa PE:

  • Trong suốt, hơi có ánh mờ, bề mặt bóng láng và mềm dẻo
  • Nhiệt độ nóng chảy cao: ~120℃
  • Không dẫn điện, không dẫn nhiệt
  • Chống thấm và hơi nước rất tốt
  • Khả năng chống O2, CO2, N2 và dầu mỡ kém
  • Dễ bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy rửa

Phân loại nhựa PE

Nhựa PE được chia làm 8 loại tùy thuộc vào độ khâu mạch, khối lượng phân tử, tỷ trọng.

  • VLDPE có tỷ trọng rất thấp 0,880 – 0,915 g/cm³, có dạng mạch thẳng, mạch nhánh ngắn. Đây là một chất cô định hình, mềm dẻo, có độ dai tốt.
  • LDPE có tỷ trọng thấp  0,910 – 0,925 g/cm³ .
  • LLDPE có tỷ trọng thấp mạch thẳng 0,915 – 0,925 g/cm³.
  • MDPE có tỷ trọng trung bình  0,926 – 0,940 g/cm³.
  • HDPE có tỷ trọng cao 0.941 – 0,965 g/cm³.
  • UHMWPE có khối lượng phân tử cực cao từ 3,1 đến 5,67 triệu 0,935 – 0,930 g/cm³. Loại nhựa PE này thường có tính chất cứng.
  • PEX hay XLPE  khâu mạch.
  • HDXLPE  tỷ trọng cao, và khâu mạch, được tổng hợp khi cho thêm các PEoxit.

Công dụng của nhựa PE

Tuy đều thuộc họ PE nhưng mỗi loại nhựa PE lại có một công dụng khác nhau.

Chẳng hạn, nhựa VLDPE thường được dùng để sản xuất găng tay, màng co, bao bì bọc hàng hoặc được sử dụng như một thành phần tham gia quá trình biến đổi của chất dẻo khác.

Nhựa UHMWPE lại được sử dụng làm sợi và tấm lót thùng đạn vì tính chất vật lý cứng của nó. Trong khi nhựa HDXLPE là nguyên liệu chính để sản xuất màng nhựa, ống, dây và cáp điện.

Ngoài ra, hạt nhựa PE nói chung còn được dùng để sản xuất túi xách hoặc thùng nhựa với kích cỡ đa dạng, từ 1 đến 20 lít.

PE còn được dùng để sản xuất các loại nắp chai và chế tạo các thiết bị trong ngành hóa học.

Còn về mảng dây thừng, hạt nhựa PE mà cụ thể là HDLXPE có thể sản xuất đa dạng nhiều loại dây khác nhau như: dây cột kiện rơm, cây cột chuối, dây dây giàn leo, dây nhà kính,…

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

Hình 2: Hình ảnh hạt nhựa PE

3. Hạt nhựa PET (polyester)

Hạt nhựa polyester hay poly là tên viết tắt của Polyetylen Terephthalate (PET). Polyester là tên gọi chung của các loại vải được làm từ sợi tổng hợp polyester. Nhựa polyester là chất liệu được tổng hợp và cấu tạo chính là ethylene. Đây là thành phần hóa học được nghiên cứu từ nguồn gốc của than đá, dầu mỏ. Ngày nay, người ta tạo ra sợi polyester bằng cách thực hiện phản ứng hóa học giữa axit và rượu. Trong phản ứng này, khi những phân tử được tìm đến và liên kết với nhau ngẫu nhiên sẽ tạo thành phân tử có kích thước và cấu trúc lớn hơn. Nhưng vẫn có thể đảm bảo được độ tương đồng về cấu trúc và tính chất.

Đặc điểm tính chất hạt nhựa PET

  • Chống nhăn tốt
  • Không bị thấm nước
  • Không bị ẩm mốc
  • Khó bị bám bẩn
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Nhiều màu sắc đa dạng
  • Khả năng chống cháy tốt

Công dụng của nhựa PET

Hạt nhựa polyester (PET) được ứng dụng để sản xuất nhiều sản phẩm trong cuộc sống:

  • Nội thất
  • Thời trang
  • Phục vụ đời sống
  • Làm nhựa đúc như tủ điện composite, tàu đánh cá, tàu thuyền composite, tàu kiểm ngư, chậu cậy composite, bể bơi composite, ống dẫn khí,…

Còn trong lĩnh vực sản xuất dây thừng, PET được dùng để sản xuất các sản phẩm “High End”, vì nó thật sự rất bóng bẩy, nhiều màu sắc sặc sỡ, phù hợp sản xuất các sản phẩm dây thừng phục vụ trang trí, dây du thuyền, dây thuyền buồm,…

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

Hình 3: Hình ảnh hạt nhựa PET

4. Nhựa Nylon

Nhựa Nylon là một loại polymer tổng hợp có chứa các liên kết amide lặp lại trên mạch chính. Nylon thường được sản xuất dưới dạng hạt nhựa có dạng hạt hoặc viên nhỏ, và nó có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào tính chất cơ học và hóa học đặc biệt của nó.

Đặc điểm tính chất của nhựa nylon:

  • Chắc chắn, bền và chống mài mòn
  • Cứng, bán dẻo, và có khả năng chống va đập, mài mòn cao
  • Nhiệt độ nóng chảy cao
  • Tính hút ẩm
  • Không màu, không mùi, không vị

Công dụng của nhựa nylon

  • Vật liệu in 3D
  • Vật dụng hàng ngày: lược chải đầu, bàn chải đánh răng, móc quần áo, dây lưới túi, túi nhựa đóng gói trái cây, túi nhựa đựng đồ,…
  • Sản xuất sợi
  • Ống và ống: ống hút, ống nhựa dẫn nước, dẫn khí dẫn dầu,
  • Phụ kiện cơ khí: vòng bi, bánh răng, puly
  • Lốp xe
  • Vỏ bảo vệ các lớp kim loại làm dây điện

Còn về ứng dụng trong sản xuất dây thừng thì nhựa nylon không được ứng dụng phổ biến như 3 loại polymer phổ biến: Hạt nhựa PP, hạt nhựa PE, hạt nhựa PET. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại dây thừng làm từ nylon đáp ứng một số nhu cầu riêng biệt của con người như vì những đặc điểm như độ bền cao, độ đàn hồi, khả năng chịu nhiệt, khả năng chống mài mòn và chống tác động của hóa chất. Có thể dùng làm dây câu cá, lưới nylon, dây leo cầu,…

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

Hình 4: Hình ảnh hạt nhựa Nylon

5. Cáp thép

Cáp thép là loại đặc biệt không thuộc nhóm dây thừng nhưng do tính phổ biến cũng như ứng dụng rộng rãi của nó, chúng ta nên biết nhiều hơn về loại vật liệu thép này cũng như loại dây cáp thép.

Cáp thép là một sợi kim loại (trước đây là sắt, hiện nay chủ yếu là thép) được cấu tạo bởi ba thành phần chính: Lõi cáp, tao cáp (strand) và bó cáp (cable). Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi dây thép được xoắn lại với nhau quanh sợi dây lõi trung tâm (core). Kết cấu xoắn tương tự như dây thừng. Sau đó những tao cáp này được xoắn/bện lại với nhau tạo ra bó cáp, số lượng tao cáp trên mỗi bó cáp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng sẽ có số lượng khác nhau (thường là 6 tao cáp, mỗi tao có 36 hoặc 37 sợi).

Đặc điểm tính chất của cáp thép:

  • Làm bằng thép, chắc chắn
  • Độ bền, độ đàn hồi cao
  • Khả năng chống mài mòn và khả năng chịu nhiệt tốt
  • Chịu được tải trọng và áp lực lớn

Top 5 nguyên vật liệu làm dây thừng phổ biến nhất

Hình 5: Hình ảnh minh họa cấu tạo sợi cáp thép

Tổng kết, 5 loại nguyên vật liệu phổ biến nhất được sử dụng nhiều trong cuộc sống:

  • Hạt nhựa PP
  • Hạt nhựa PE
  • Hạt nhựa PET
  • Nhựa Nylon
  • Thép làm dây cáp thép

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi vật liệu sản xuất ra những loại dây thừng khác nhau phù hợp.

Khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm dây thừng làm từ hạt nhựa PP, PE, PET sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, lực đứt đạt chuẩn quốc tế, liên hệ ngay với Siam Brothers Việt Nam qua các kênh liên lạc sau:

Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam

Địa chỉ: số 10, tòa nhà Anna, đường công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 38 912 889

Hotline: 1800 6129 (miễn phí cước gọi)

Website: siambrothersvn.com

Fanpage: facebook.com/siambrothersvn

Email: info@sbg.vn

Youtube: youtube.com/@siambrothersvietnam1728

Twitter: twitter.com/sbvnjsc

OA Zalo: zalo.me/1402339229697925373

App SBVN ID: