Hoạt động doanh nghiệp

Mô hình Nuôi tôm “3 tốt”: Giải pháp toàn diện cho người nuôi

  • 27/02/2023

Mô hình Nuôi tôm “3 tốt”: Giải pháp toàn diện cho người nuôi

Hiện nay, nuôi tôm công nghệ cao đã trở thành xu hướng của các địa phương, nhằm bắt kịp xu thế. Tại không ít các tỉnh, thành ven biển, diện tích nuôi đang tăng lên, qua đó hình thành các vùng nuôi tôm công nghệ cao thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.

Nở rộ nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều năm qua vùng nuôi tôm nước lợ các tỉnh ven biển ĐBSCL có các mô hình nuôi tôm phổ biến như quảng canh, bán thâm canh. Trong đó có nhiều mô hình cải tiến tăng năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh được người nuôi tôm áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao – một lĩnh vực hoàn toàn mới, nhằm kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao hiệu quả, giá trị tôm nuôi.

Mô hình Nuôi tôm “3 tốt”: Giải pháp toàn diện cho người nuôi

Hình 1: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao sử dụng dây nuôi trồng thủy sản

Hiện nay ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu có vùng nuôi tôm nước lợ hơn 186.000 ha. Đây là 2 địa phương có doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực NTTS, đặc biệt mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh với quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Theo xu hướng mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh và sử dụng vi sinh, đảm bảo theo tiêu chuẩn tôm sạch. Trong đó, đáng kể có mô hình nuôi tôm lót bạt đáy, tỷ lệ thành công trên 90%, đã có một số trang trại chuyển đổi theo mô hình từ ao nuôi đất sang ao lót bạt bờ hay ao lót bạt đáy.

Tại Bến Tre, ngày 29/1/2021, Tỉnh ủy Bến Tre ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó có nuôi tôm công nghệ cao. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Bến Tre sẽ phát triển 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 là 5.000 ha. Trong đó huyện Bình Đại chiếm 2.000 ha, huyện Thạnh Phú 1.500 ha và huyện Ba Tri là 500 ha. Theo kế hoạch, đến năm 2025, sản lượng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt 144.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%. Bến Tre đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng NTTS tại huyện Bình Đại với tổng mức đầu tư trên 83 tỷ đồng; dự án hạ tầng vùng nuôi 2.000 ha tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 160 tỷ đồng, qua đó, từng bước hoàn thiện vùng NTTS của tỉnh.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang tập trung phát triển NTTS theo hướng công nghệ cao, hướng đến sản xuất bền vững. Hiện trên địa bàn huyện có hơn 174 ha nuôi TTCT công nghệ cao (2, 3 giai đoạn). Ưu điểm của mô hình này là rút ngắn được thời gian nuôi, dễ quản lý các yếu tố về môi trường, thức ăn, dịch bệnh…, với năng suất trung bình dao động từ 30 – 50 tấn/ha. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Đằng, thời gian qua, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện có sự phát triển với gần 2.000 ha, sản lượng gần 20.000 tấn. Diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tăng trung bình khoảng hơn 5%/năm. Riêng mô hình nuôi quảng canh cải tiến diện tích khoảng 4.900 ha, nhưng sản lượng chỉ khoảng 2.500 tấn. So với nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần. Được biết, trong thời gian tới, Tân Phú Đông sẽ phát triển các vùng sản xuất tôm tập trung tại các nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Huyện sẽ tập trung các giải pháp để từng bước chuyển đổi hình thức nuôi truyền thống sang nuôi công nghệ cao. Địa phương đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào NTTS công nghệ cao. Khi các mô hình được triển khai, người dân thấy được việc sản xuất như vậy là hiệu quả sẽ dần thay đổi tư duy nuôi trồng.

Hướng đến giá trị bền vững

Mô hình nuôi tôm “3 Tốt”: Lợi nhuận tốt – Tăng trưởng tốt – Tỷ lệ thành công tốt; đã giúp hạn chế thay nước, quản lý và kiểm soát được Vibrio, tảo độc, cân bằng pH, kiềm trong ao tôm; hệ số thức ăn thấp, đặc biệt là không sử dụng kháng sinh.

Mô hình nuôi tôm 3 tốt

Hình 2: Mô hình nuôi tôm 3 tốt

Nuôi tôm “3 Tốt” là mô hình sử dụng diện tích xử lý nước nhỏ chỉ bằng 1/3 diện tích theo mô hình đang được khuyến cáo hiện nay. Do vậy, ưu điểm của mô hình này là: Hiệu suất sử dụng quỹ đất cao, tiết kiệm chi phí tiền điện, giảm được các chi phí hóa chất xử lý nước. Lượng nước thay rất ít và chỉ tương đương 1/5 tổng lượng nước theo các mô hình hiện nay, phù hợp với những khu vực có nguồn cung cấp nước ít; từ đó sẽ tiết kiệm được các chi phí thuốc, giảm lượng khoáng sử dụng, giảm chi phí nhân công. Mô hình tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình nuôi, góp phần bảo vệ muôi trường nuôi và nâng cao tính cạnh tranh khi xuất bán tôm cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

Hiện nay, mô hình nuôi tôm “3 Tốt” đã được nhiều khách hàng tại nhiều địa phương trong cả nước áp dụng và đã đem lại hiệu quả tích cực. Là khu vực cũng có nhiều tiềm năng phát triển nuôi tôm công nghệ cao, nhưng hình thức NTTS tại tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa chủ yếu là nuôi ao đìa thâm canh hoặc bán thâm canh nhưng chủ yếu quy mô hộ gia đình, bờ ao nhỏ, không được đầu tư kiên cố, dễ sạt lở, bể vỡ khi có bão, lụt. Cùng với đó, khu nuôi không có ao chứa nước cấp nên không chủ động lấy nước cho ao nuôi, không có ao xử lý nước thải nên hầu hết nước thải từ hoạt động nuôi trồng được xả thải trực tiếp ra môi trường không xử lý theo quy định. Điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thường xuyên xảy ra tại các vùng nuôi. Theo đó, việc ứng dụng mô hình nuôi tôm “3 Tốt” được coi là hướng mở cho việc phát triển nuôi tôm bền vững tại đây.

Với những ưu điểm vượt trội, mô hình nuôi tôm “3 Tốt” cũng đã các hộ nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng ghi nhận và đánh giá cao về hiệu quả trong quá trình triển khai. Khi mô hình không thay đổi kết cấu ao nuôi, dễ thực hiện, quy trình chủ yếu sử dụng vi sinh, không dụng kháng sinh, ít thay nước, chi phí thấp và hiệu quả cao, tốc độ phát triển của tôm rất tốt, so với những ao thả cùng thời điểm về 60 ngày, mô hình “3 Tốt” hơn từ 15 – 20 con/kg. Hiện tại đại lý và khách hàng tại Sóc Trăng đã và đang bắt đầu triển khai mô hình “3 Tốt” trên toàn khu vực.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dây nuôi trồng thủy sản có thể tham khảo sản phẩm dưới đây: